Câu chuyện hãng Phim Giải Phóng - tiếp cận từ góc nhìn công nghiệp văn hóa

bởi quản trị viên | Date: 25-11-2020

Ra đời giữa những năm 1962 từ khói đạn của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, hãng phim Giải Phóng được Đảng và nhà nước tin tưởng giao cho nhiệm vụ ghi nhận kịp thời những hình ảnh chiến đấu, những thời khắc quan trọng thể hiện sự kháng chiến anh dũng của quân dân tại miền Nam. Đến tận bây giờ, ngay cả khi phải đối diện với cơn bão phim thị trường của các nhà làm phim tư nhân, hãng phim Giải Phóng vẫn giữ vững lập trường giáo dục và lưu giữ linh hồn dân tộc như những ngày đầu tiên.


Kinh tế luôn phải đi cùng với văn hóa

Câu chuyện kinh tế của những đơn vị liên quan đến chính trị vốn không phải chuyện quá xa lạ gì. Một mặt cần doanh thu để duy trì sự tồn tại, mặt khác cần làm sao cho thỏa cái “tâm” của những người làm nghề. Trước sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều dòng phim hiện nay, hãng phim Giải Phóng đang đứng trước bài toán của việc “tồn tại hay không tồn tại”.

(Sinh viên lớp CNVH 1 đi thực tế tại hãng phim Giải Phóng)

(Chủ tịch hội đồng quản trị hãng phim Giải Phóng trao đổi với sinh viên CNVH 1 về những trăn trở trong nghề)

Không ít lần các đơn vị làm phim chính trị nói chung và Hãng Phim Giải Phóng nói riêng trăn trở trước việc thay đổi theo cơ cấu hoạt động theo hướng thị trường mà tồn tại. Song với góc nhìn của kinh tế tư nhân vốn tập trung vào lợi nhuận. “Nhiều giá trị nghệ thuật mà không ít nghệ sĩ hy sinh cả đời mình để cống hiến bị xem như cỏ rác” (trích lời chủ tịch hội đồng quản trị) trở thành nổi quan tâm của những người làm nghệ thuật chân chính. Bởi kinh tế không đi đôi với văn hóa, không gìn giữ cái hồn của văn hóa thì kinh tế không có nghĩa gì. 

Cho dù phải đối diện với việc cổ phần hóa cùng các đơn vị tư nhân, với hãng phim Giải Phóng có hai thứ không bao giờ được đánh mất. Một là tên hãng, hai là việc làm phim chính trị gắn liền với tinh thần dân tộc. Hãng có thể kết hợp làm phim yếu tố giải trí song hành chính trị nhưng bảo đánh đổi chọn một vì kinh tế: không bao giờ.

(Sinh viên Lớp công nghiệp văn hóa 1 trao đổi cùng đại diện hãng phim Giải Phóng)

(Sinh viên Lớp công nghiệp văn hóa 1 trao đổi cùng đại diện hãng phim Giải Phóng)

Những người làm việc có tâm và có tầm, họ biết điều gì và nên không nên bỏ. Và hiển nhiên, văn hóa không nên và không bao giờ được phép đánh đổi để giải quyết bài toán kinh tế thị trường. Đấy không chỉ là câu chuyện của những người làm phim mà còn là câu chuyện của những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa về sau này.

(Hãng phim Giải Phóng tặng quà lưu niệm cho đại diện Khoa Văn Hóa Học)

Tầm quan trọng của Công nghiệp Văn hóa trong việc giải quyết bài toán kinh tế thị trường

Một trong những sai lầm lớn nhất của những người làm công việc văn hóa thời đại cũ chính là tư tưởng những sản phẩm văn hóa không phải là nguồn cung kiếm ra tiền. Ở những nước lớn trên thế giới, văn hóa không còn là yếu tố “đốt tiền” nữa mà đã trở thành nguồn cung “hái ra tiền”. Công nghiệp văn hóa lúc này đã trở thành một trong những ngành đem lại lớn nhuận lớn nhất mà không để lại thiệt hại cho những quốc gia khác.

Với tư duy đó, việc giải quyết được bài toán doanh thu và gìn giữ cái tâm của những người làm nghề là việc hoàn toàn có thể, miễn là đáp ứng được tính sáng tạo – yếu tố quan trọng nhất của tất cả các nền kinh tế văn hóa (kinh tế sáng tạo) trên thế giới.

(Sinh viên Lớp CNVH1 khảo sát tại Công Ty Cổ Phần Phim Giải Phóng)

Chiếu theo góc nhìn công nghiệp văn hóa, câu chuyện hãng phim Giải Phóng nói riêng hay bất kỳ lĩnh vực nào liên quan đến yếu tố văn hóa đều có thể trở thành “cần câu hái ra tiền” nếu vạch ra được những hướng đi đúng mực. Không ít những quốc gia lớn nhờ vào công nghiệp văn hóa đã cứu vãn được cùng lúc hai vấn đề kinh tế - văn hóa của quốc gia mình. Điển hình là Nhật Bản với mũi nhọn công nghiệp văn hóa xuất bản – điện ảnh và Hàn Quốc với mũi nhọn biểu diễn âm nhạc – điện ảnh.

Nhìn vào thực tế Việt Nam, mặc dù chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa mới chỉ được ban hành và quan tâm vào giữa 2016 nhưng đến tận thời điểm này, Việt Nam đã nằm trong top 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới (theo xếp hạng của Bloomberg). Định hướng tầm nhìn đến 2030, tỷ trọng GDP của công nghiệp văn hóa chiếm 7% nền kinh tế của quốc gia. Với câu chuyện ấy, chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng vào các nền kinh tế văn hóa ở Việt Nam trong việc cân bằng bài toán kinh tế - văn hóa mà những người làm công việc liên quan đến văn hóa – nghệ thuật vẫn thường trăn trở.

Bài viết: Nguyễn Chí Dũng-sinh viên lớp CNVH1

Hình ảnh: Nguyễn Minh Châu-sinh viên lớp CNVH1

Từ khóa: